Kỹ thuật trồng cây thốt nốt có thể bạn chưa biết

CÂY CẢNH THIÊN NHIÊN
Hotline: 0933 711 889 - 0908 433 787 (Tám Xưa)
Kỹ thuật trồng cây thốt nốt có thể bạn chưa biết

 

     Hầu như người ta thường trồng loại cây này ở miền trong tỉnh An Giang. Đó là một trong những loại cây thốt nốt mà người dân ở vùng miền trong này hay trồng. Tôi cũng không rõ họ trồng cây thốt nốt nhưng theo tôi biết đó là giống cây thốt nốt được trồng bao đời này. Vậy kỹ thuật trồng cây thốt nốt như thế nào hãy theo dõi nhé!

 

     Cây thốt nốt là loài cây đa tác dụng, phân bố ở các tỉnh miền tây và Đông Nam Bộ, giáp biên giới Campuchia từ Tây Ninh xuống đến Kiên Giang. Cây thốt nốt là loài thực vật thuộc họ cau với tuổi thọ có thể đạt trên 100 năm. Loài cây này thân thẳng, to giống thân cây dừa và có thể vươn cao tới 30m.

 

     Thốt nốt hay thốt lốt (danh pháp khoa học hai phần: Borassus flabellifer) là loài thực vật thuộc thuộc chi Thốt Nốt, hoặc Thốt Lốt (Borassus), thuộc họ Cau, bản địa của Nam Á và Đông Nam Á, từ Indonesia đến Pakistan. Chi Thốt Nốt có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới châu Phi như Ethiopia, Niger, Nigeria, miền bắc Togo, Senegal v.v, Nam Á và New Guinea.

 

 

Đặc điểm cây thốt nốt công trình

 

     Thân cây thốt nốt cột hoá gỗ cứng, hình trụ, đơn độc, mọc thẳng đứng, cao 20-30m, đường kính 60cm hay hơn và thường có nhiều vòng do vết cuống lá để lại. Gốc cây thốt nốt hơi phình to. Lá cây thốt nốt mọc cách, xếp xoắn ốc, tập trung phía ngọn, thường 20-30 lá xoè rộng, cuống dài, có gai, phiến lá chất da, gần hình mắt chim đến hình quạt, đường kính 1-1,5m, xẻ chân vịt thành 60-80 thuỳ hình, thuôn dài, rộng 3cm, mép dính trên 1/2 chiều dài và có gai nhỏ; cuống lá non có gốc phình rộng thành bẹ ôm lấy thân; gốc cuống lá già là hình tam giác rộng; hoá gỗ cứng, dài 60¬120cm, mép có gai thô.

 

     Cây thốt nốt đơn tính khác gốc, cụm hoa thốt nốt mọc trong tán lá, có cuống ngắn hơn chiều dài của lá. Hoa đực và cái có hình dạng khác nhau: Cụm hoa đực lớn, dài đến 2m, gồm khoảng 8 nhánh hoa; mỗi nhánh mang 3 chùm hoa hình bông, nạc, dài 30-45cm, nhiều lá bắc xếp xoắn ốc và lợp lên nhau; mỗi bông chứa khoảng 30 hoa.

 

 

     Hoa cây thốt nốt mẫu 3, với 6 nhị. Cụm hoa cái không phân nhánh, có các lá bắc dạng mo bao phủ, Cụm hoá lớn, nạc, to hơn trục cụm hoa đực, mang nhiều lá bắc hình đấu; những lá bắc phía dưới thường không có hoa; những lá bắc sau mang hoa cái. Hoa thốt nốt cái to hơn hoa đực, mẫu 3; bầu 3 ô.

 

     Quả hạch hình cầu hay gần hình cầu, đường kính 15-20cm, nặng khoảng 1,5- 2,5(-3) kg/quả; khi non vỏ quả màu xanh, khi già màu tím sẫm hay đen; gốc có tồn tại, thường chứa 3 hạt hoá gỗ rất cứng; nội nhũ màu trắng, dạng cùi dừa, có vị ngọt.

 

     Cây thốt nốt trông xa tựa cây dừa, nhưng thân cây to và cao, lá xòe tán rộng như lá cọ. Mùa vụ thốt nốt bắt đầu khoảng từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch. Trái thốt nốt kết thành từng chùm, trái to tròn cỡ trái dừa xiêm, vỏ màu tím sậm. Ruột trái có những ngăn múi (khoảng 4 – 5 múi), được phủ bên ngoài một lớp vỏ lụa mỏng, bên trong có cơm dầy màu trắng, mềm dẻo giống như cơm trái dừa nước nhưng thơm ngon hơn.

 

 

     Đây là thức uống giải nhiệt ngày hè rất tuyệt vời! Chỉ cần cho cơm thốt nốt vào ly, thêm một muỗng đường và vài cục nước đá là ta có thể thưởng thức ngay hương vị đặc trưng của loại trái cây độc đáo khó quên nơi miền biên ải Tây nam của tổ quốc.

 

Kỹ thuật trồng cây thốt nốt công trình

 

     Kỹ thuật trồng thốt nốt khá đơn giản, gần giống như dừa. Thốt nốt chỉ trồng được bằng hạt. Chọn các hạt khoẻ, phẩm chất tốt, vùi sâu 10cm, cự ly trồng 3-6m. Do hạt nảy mầm rất khó di chuyển (mầm dễ bị gãy) nên người ta không ươm cây non mà trồng trực tiếp bằng hạt. Thường trồng thốt nốt thành đám để sau này dễ thu hái lá hay khai thác dịch cụm hoa. Nhân dân ta thường trồng thốt nốt chủ yếu để lấy nước uống giải khát. Để lấy được nước thốt nốt, người ta thường cắt vòi hoa rồi dùng thanh tre kẹp lại, buộc ống vào đầu cụm hoa hứng nước tiết ra từ chỗ cắt. Một đêm có thể hừng được một lít nước thốt nốt.

 

     Thường sau khi trồng 40-60 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm; chồi mầm (hypocotyl) xuất hiện đầu tiên; chồi được bẹ bao bọc. Chồi đâm sâu xuống đất đến 90-120cm. Đỉnh chồi hình thành một ống dài 15cm, rộng khoảng 2,5cm. Từ ống xuất hiện các rễ, tách ra từ bẹ, mọc ngược lên phía trên

 

     Khoảng 9-12 tháng, ngọn của 1-2 chồi lá chui ra khỏi mặt đất, sau đó thành lá thật. Sau 4-6 năm cây mới hình thành thân. Mỗi năm thân tăng trưởng chiều cao khoảng 30cm. Trong điều kiện lập địa thích hợp, mỗi cây sinh ra 14 lá/năm hoặc 1 lá/26 ngày. Tán cây thốt nốt trưởng thành có khoảng 60 lá, tuổi thọ của lá khoảng 4 năm, 4 tháng. Điều kiện lập địa không thích hợp chỉ sinh 8 lá trong năm hoặc 1 lá/45 ngày. Khi đó cây chỉ có khoảng 30 lá và tuổi thọ của lá cũng chỉ kéo dài 3 năm 9 tháng.

 

     Tuổi thọ của cây đến 150 năm; nhưng thời gian sử dụng chỉ khoảng 80 năm. Sau khi trồng khoảng 12-20 năm cây ra hoa. Hoa thường xuất hiện vào mùa khô.

 

 

     Chăm sóc: Sau khi trồng cây thốt nốt; thường không phải bón phân hoặc chăm sóc nhiều cho cây. Nhưng nếu được bón phân và chăm sóc, năng suất lá và dịch cuống cụm hoa sẽ cao.

 

     Khi cây có chiều cao quá lớn, khó trèo nên chặt bỏ. Cũng nên tỉa bớt cây đực trong khóm và tăng hố lượng cây cái.

 

Zalo
Hotline