Khi lựa chọn một loại cây phù hợp với công trình cảnh quan, ta cần chú ý về loại hình, diện tích và vị trí của công trình đó. Để thuận tiện hơn cho việc thi công và rút ngắn tiến độ làm việc thì quá trình dưỡng rễ cho những cây công trình khoẻ mạnh từ bộ rễ sẽ góp phần giảm một khoảng chi phí dự trù lớn trong thi công.
1. Cây công trình cảnh quan là gì?
Công trình cảnh quan là một trong những đề mục quan trọng trong việc thiết kế và xây dựng cảnh quan (vỉa hè, sân vườn, công viên,…). Tuỳ theo mục đích và không gian của các dự án cảnh quan để chọn mua cây công trình phù hợp sẽ luôn là điều quan trọng nhất và được ưu tiên hàng đầu. Vì mỗi loại cây sẽ phù hợp với các không gian khác nhau, mục đích trồng cây khác nhau mà chúng ta cần chọn các loại cây khác nhau.
Cây công trình là các loại cây được trồng tại các con đường, nhà máy,…. với những lợi ích mang lại cho cộng đồng mà cây công trình hiện đang thu hút rất nhiều người. Cây công trình đóng vai trò quan trọng không chi tạo nên sự thẩm mỹ cho các dự án cảnh quan khiến cho các công trình đẹp hơn, giúp điểm tô cho không gian xanh và để tạo nên sự cân bằng trong các mô hình thiết kế. Hầu hết các công trình ngoài trời ở Việt Nam đều có các loại cây công trình được trồng hợp lý về chi phí và nguồn nhân công.
2. Các lợi ích của cây công trình ở các dự án cảnh quan xanh
Một số lợi ích của việc lựa chọn và thi công các dự án cảnh quan:
Bảo vệ thiên nhiên và môi trường
Cây xanh giúp che mát, cản gió, bụi (bụi mịn) và các loại tiếng ồn. Trồng nhiều cây xanh sẽ giúp lấp đầy và tái tạo lại các mảng xanh tại các khu dân cư, khu đô thị đông người với các công trình bê-tông cốt thép đang chiếm hầu hết diện tích, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và tình trạng ô nhiễm môi trường. Tùy thuộc vào các loại công trình cảnh quan khác nhau mà việc trồng và dưỡng các loại cây công trình cũng sẽ cho kết quả khác nhau.
Cây công trình còn giúp cản gió bão khi được trồng tại các vị trí gần bờ biển hoặc ở các khu dân cư, khu đô thị sẽ cần cản tiếng ồn và che mát. Một số nơi, cây xanh công trình tạo nên hàng rào tự nhiên để đảm bảo an ninh.
Tùy theo mục đích sử dụng và hoàn cảnh cụ thể, cây công trình còn mang lại các giá trị về kinh tế như lấy gỗ, lấy nguyên liệu, chống xói mòn đất, gia tăng thêm các giá trị xanh cho các công trình cảnh quan,...
Làm xanh mát bầu không khí
Tác dụng đáng kể thứ hai của cây công trình chính là làm sạch bầu không khí tại các khu vực đông dân cư và phương tiện giao thông gây ảnh hưởng và gia tăng mật độ bụi mịn trong không khí. Cây công trình và các loại cây xanh nói chung có tác dụng lọc không khí, hấp thụ bụi và các loại khí gây ô nhiễm thông qua các tầng diệp lục cấu tạo bên trong lá, giúp điều hòa và làm sạch môi trường.
Mang lại tính thẩm mỹ cao cho cảnh quan
Cây công trình đóng vai trò quan trọng giúp các công trình trở nên thẩm mỹ hơn, đẹp hơn và điểm tô thêm mảng xanh cho không gian để tạo nên sự cân bằng trong các mô hình thiết kế.
3. Nên chọn mua những cây công trình như thế nào?
Cây công trình nào sẽ phù hợp ở vị trí các vỉa hè, hay trồng dọc trong công viên ở các trung tâm đô thị hoặc ở các trung tâm thương mại lớn, nhỏ. Cần có sự hiểu biết cơ bản và một chút quan sát thì chúng ta có thể chọn được những loại cây phù hợp và giảm tình trạng chết cây khi vận chuyển và trồng cây công trình lớn.
– Hạn chế mua cây giống rễ trần không bầu dưỡng: những cây rễ trần không có bầu ươm / dưỡng quấn xung quanh sẽ rất khó phán đoán chính xác về chất lượng và độ khoẻ mạnh của bộ rễ. Nếu như hệ rễ của cây rễ trần không được tươi, mầm không mập thì không nên chọn mua.
– Nắm bắt tập tính của cây: Trên thị trường có bán rất nhiều loại cây dùng để trồng cảnh quan khác nhau như cây chò, cây điệp, mộc lan,… để tránh nhầm lẫn khi chọn mua các loại cây, người mua nên trang bị đầy đủ kiến thức về tập tính và độ tương thích của loại cây đó ở từng vị trí và không gian đặt cây cụ thể.
– Bộ rễ của cây: Hạn chế mua cây giống rễ trần không bầu, vì thực tế những cây này rất khó phán đoán về chất lượng của cây. Nếu hệ rễ của cây không được chăm sóc kỹ, sẽ dẫn đến hiện tượng rễ bị thối và gây rụng lá, chết cây.
– Độ mới của rễ: Đối với cây xanh được trồng và dưỡng rễ trong bầu, cần mở bầu đất ra kiểm tra xem tình trạng rễ (rễ mới, đang phát triển tốt, mọc nhiều rễ con hay rễ có màu đen sờ, nhợt nhạt hoặc nát)
4. 5 điều cần lưu ý khi dưỡng rễ cây công trình
- Lượng nước cung cấp: Cây công trình thường thấy là các loại cây đã lớn, được cắt tỉa cành để thuận tiện cho quá trình vận chuyển. Nên việc cung cấp một lượng nước tưới phù hợp trong tháng đầu dưỡng cây là rất quan trọng. Giúp cây hồi phục sau quá trình vận chuyển và tái tạo lại bộ rễ.
- Độ thoáng của đất: Ở các nơi dưỡng cây xanh – cây công trình cảnh quan, thường bắt gặp các loại bầu ươm quấn tròn xung quanh gốc cây. Mục đích là để bao bọc và bảo vệ bộ rễ trước khi vận chuyển cây đến các công trình cảnh quan (cây trồng dọc vỉa hè, các trung tâm thương mại, khu đô thị,…). Vì vậy, sự thoáng khí của đất là vấn đề rất được quan tâm của các nhà vườn, tình trạng đất tốt sẽ giúp cây phát triển khoẻ mạnh, rút ngắn thời gian và tiến độ của các dự án cảnh quan.
- Độ thoát nước của bầu ươm: Lựa chọn loại bầu ươm quấn quanh gốc cây phù hợp, trên thị trường có nhiều loại bầu khác nhau. Nên sử dụng loại bầu với thiết kế hiện đại, nhiều lỗ thoát nước giúp cho cây công trình phát triển khoẻ mạnh.
- Tình trạng rễ của cây: Kiểm tra tình trạng rễ trước khi quấn bầu ươm dưỡng rễ, nếu phát hiện rễ có màu đen sờ, nhợt nhạt hoặc nát. Cần cắt tỉa và sử dụng các loại phân thuốc phù hợp để giúp cây phục hồi rễ và tránh tình trạng chết cây.
- Vị trí và điều kiện xung quanh khu vực trồng: Khu vực dưỡng cây công trình phải thông thoáng, được dọn và diệt cỏ dại
Trân đây là lưu ý khi dưỡng rễ cho cây công trình để cây sinh trưởng tốt nhất. Bạn đọc và tham khảo nhé!